Hạnh phúc là gì?
Tâm lý học
Về mặt tâm lý học, hạnh phúc được khái quát là trạng thái cảm xúc tinh thần khi được thoả mãn và đáp ứng một số nhu cầu và mong ước, hoặc trải nghiệm một số khoảnh khắc, sự kiện nào đó mang lại niềm vui sướng và hưng phấn cho bản thân về mặt tâm lý.
Khoa học thần kinh
Về mặt khoa học thần kinh, hạnh phúc được tạo nên từ hoocmon Dopamine - chất truyền dẫn thần kinh có nguồn gốc từ Tyrosin. Việc não sản sinh Dopamine giúp mang lại cảm giác thoã mãn, vui sướng và hài lòng từ đó tạo động lực thúc đẩy hành động và năng lượng tích cực.
Làm sao để có hạnh phúc?
Con đường tiêu cực
Như đã chia sẻ về nguồn gốc của hạnh phúc, để có được cảm giác hưng phấn và tích cực con người có thể bơm trực tiếp Dopamine vao trong cơ thể thông qua các chất kích thích. Con đường tắt ẩn chứa nhiều hệ quả nghiêm trọng mà nhiều người trong xã hội chúng ta hiện nay lựa chọn như một phương tiện nhanh nhất để có được cảm giác hạnh phúc.
Các chất kích thích từ rượu, bia, thuốc lá, game, s*x… hoặc thậm chí các chất kích thích thần kinh như bóng cười, sà cân, hoặc các chất tác động trực tiếp hệ thần kinh mình không tiện nêu tên… hầu như đều quy tụ lại một khái niệm nhằm mang lại hạnh phúc, hưng phấn nhanh chóng: “chơi đồ”.
Cái gì cũng có cái giá của nó, hậu quả của việc “chơi đồ” khi cảm giác hưng phấn đến quá nhanh và dễ dàng khiến con người ta bị phụ thuộc, “nghiện” và luôn khao khát trải nghiệm liên tục cảm giác dẫn đến “chai lì” hoặc tổn hại hệ thần kinh cách nghiêm trọng. Chưa kể việc hưng phấn đột ngột thiếu kiểm soát còn ẩn chứa nhiêu nguy cơ hành động tổn hại đến xã hội và mọi người xung quanh khi bản thân không thực ý thức và kiểm soát cơ thể.
Con đường lành mạnh
Con đường quang minh chính đại mà tạo hoá đã cấu hình sẵn vào trong mỗi con người chúng ta để tìm đến hạnh phúc thông qua con đường đáp ứng nhu cầu của bản thân. Đây là con đường dài hơi và chông gai tuy nhiên lại là con đường mang lại niềm hạnh phúc và hưng phấn bền vững cho mỗi chúng ta.
Thật vậy, dường như hoocmon Dopamine được cài sẵn trong não để sau quá trình dài cố gắng và nỗ lực, nhằm đạt được một thành quả nào đó và não sản sinh hoocmon hạnh phúc như một phần thưởng ghi nhận và thúc đẩy hành động hơn nữa nhằm nâng cao đời sống con người phát triển lên mức cao hơn.
Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã trình bày nhu cầu con người có thể được thoả mãn thông qua 5 tầng bậc sau. Thông qua quá trình tryhard chúng ta sẽ đạt được các cấp độ hạnh phúc bằng việc chinh phục các level để thoả mãn nhu cầu từ thấp đến cao.
- Tầng thứ nhất: Các nhu cầu căn bản nhất thuộc về "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
- Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
- Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
- Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.
- Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân cường độ cao (self - actualization) muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.
Với các tầng bậc trong tháp nhu cầu Maslow nếu để ý chúng ta có thể quan sát, mình có thể lại chia ra hai nguồn tác nhân giúp thoả mãn và mang lại cảm giác hạnh phúc cho chúng ta:
- Nội lực: có các nhu cầu chúng ta hoàn toàn có thể tái tạo sự thoả mãn và hạnh phúc từ chính bên trong và hạnh động độc lập của bản thân.
- Ngoại lực: tuy nhiên, cũng có các nhu cầu thoả mãn lại cần đến các tác nhân bên ngoài như nhu cầu xã hội và nhu cầu tôn trọng.
Vì vậy, để chủ động có được cảm giác thoả mãn và tự mang lại niềm hạnh phúc cho bản thân một cách độc lập, chúng ta cần nâng cao các giá trị nội lực, tự chúng ta có thể tạo nên và giảm thiểu các tác nhân bên ngoài tác động và ảnh hướng đến chính sự thoả mãn và hạnh phúc của riêng bản thân.
Tự tạo niềm hạnh phúc nhỏ nhoi
Việc nhận thức và tái tạo niềm hạnh phúc tuy nhỏ nhoi nhưng cũng khá khó để nhận ra và duy trì các thói quen. Với cá nhân mình có thể chia sẻ một số trải nghiệm đơn giản sau để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân.
- Ăn:
Thực sự mà nói khi ăn một bữa ăn ngon hợp khẩu vị chúng ta dễ dàng cảm nhận được sự hài lòng và vui vẻ, đặc biệt là bữa tối sau một ngày dài làm việc căng thẳng và kẹt xe khi về nhà. Thay vì ăn vội vàng chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn một bữa ăn hợp túi tiền và mang lại cảm giác đủ đầy hài lòng như một cách tự thưởng cho bản thân.
Việc ăn uống dường như cũng không tốn quá nhiều thời gian và chi phí khi chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn các quán ăn hợp khẩu vị quen thuộc trong bán kính 2km và thỉnh thoảng cũng nên trải nghiệm thêm một số quán mới lạ.
- Ngủ:
Cá nhân mình một ngày chỉ cần ngủ đủ 6-7 tiếng và đừng tiếc một giấc ngủ trưa ngắn thôi cũng đã mang lại trạng thái nghỉ ngơi và tinh thần tỉnh táo cho mình làm việc và sinh hoạt cả ngày dài.
- Thể thao:
Mình là đứa cực kỳ không có năng khiếu về thể thao cộng với thể lực và sức khoẻ không tốt, tuy nhiên mình lại là đứa môn nào cũng từng chơi qua cho biết. Những ngày quá nhiều thứ cần phải suy nghĩ, burn-out, cô đơn hay trống rỗng thì một giờ chạy bộ dường như cứu rỗi mình khỏi mớ tiêu cực ấy. Khi mình vận động não mình bớt load linh tinh đi, mũi mình hít thở không khí ngoài trời, mắt mình quan sát con người và cây cối xung quanh dường như mọi muộn phiền phần nào cũng biến tan.
- Nghệ thuật:
Không biết mọi người thế nào, nhưng có ai đã từng cảm thấy thoả mãn và hưng phấn khi tình cờ nghe được một bản nhạc hay, xem được một bộ phim hợp gu và thẫn thờ trước vẻ đẹp của một bức tranh xuất thần? Mình trải qua những cảm giác ngắn ngủi ấy nhưng cảm xúc vui sướng và thoả mãn trong mình không bao giờ quên khi được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật như vậy. Một số tác phẩm hiếm hoi khiến mình tâm đắc như vở nhạc kịch “Thằng gù nhà thờ Đức bà”, bản pallet “Hồ thiên nga”, những bản giao hưởng của “Bethoveen” hay bộ phim “Titanic”, tất cả như đánh thức mọi giác quan và khiến não mình tràn trề hân hoan.
- Thiên nhiên:
Mình không hiểu thiên nhiên thật sự ẩn chứa nguồn năng lượng gì nhưng mỗi lần cần chữa lành hay nghỉ ngơi mình lại cần đến sự giúp đỡ của đất trời, của rừng cây, của biển cả,… hay chỉ đơn thuần là ô cửa sổ nhỏ nhìn ra khu vườn nhỏ ở phòng mình mỗi sáng thức dậy. Thực sự khi kết nối với thiên nhiên, nguồn cảm hứng hạnh phúc trong mình như tan chảy và hoà vào làm một.
- Con người:
Sự kết nối xã hội với những người thân quen thực sự cũng là một nguồn cung cấp Dopamine mà chúng ta không thể nào chối bỏ. Tuy nhiên, để đừng quá bị chi phối vào nguồn tác nhân kết nối này chúng ta có thể dễ dàng tạo kết nôi với các mối quan hệ thân thuộc thay vì tìm kiếm các mối quan hệ xa vời nào đó không chắc chắn. Một cuộc gọi về cho gia đình, một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những người bạn thân đã lâu không gặp dường như tất cả đều mang đến cho ta niềm vui và sự thoải mái.
- Công việc:
Điều cuối cùng, mình muốn đề cập như một nguồn cung Dopamine và đồng thời cũng là một nguồn tiêu thụ Dopamine của chúng ta: công việc. Có vẻ hơi ngược đời hoặc khó hiểu khi mình liệt kê rằng công việc là thứ mang lại cho mình hạnh phúc. Niềm vui khi ngồi trước màn hình máy tính quên ăn quên ngủ để tìm hiểu về một công nghệ mới, hay vui sướng và thoả mãn khi tìm ra một giải pháp cho một vấn đề, một bài toán khó, tất cả cảm xúc vui sướng và hạnh phúc dường như được sản sinh ra để trao thưởng cho những nỗ lực và cố gắng của bản thân.
Bản chất game đời cũng chỉ có thể:
Gặp thử thách → “thăm ngàn” → vượt qua thử thách → sướng → gặp thử thách cao hơn → “thăm ngàn” x2 → vượt qua thử thách → sướng x2 → … → sướng XNXX
Vậy thì cũng là “chơi đồ”, chúng ta hoàn toàn có thể biến công việc thành “đồ” để chúng ta chơi và cảm giác vui sướng, hạnh phúc mình nghĩ thực sự không thua kém sau những gì chúng ta cố gắng và đạt được.